Quảng cáo ở đây

Bệnh tiểu đường (Diabetes) - Tổng quan về bệnh đái tháo đường và giải pháp dinh dưỡng có thể trợ giúp

Bài viết bởi bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Xuân Thắng - Phó khoa khám bệnh & Nội khoa kiêm trưởng Đơn nguyên Nội trú Nội - Bệnh viện Đa k...

Bệnh tiểu đường (Diabetes) - Tổng quan về bệnh đái tháo đường và giải pháp dinh dưỡng có thể trợ giúp
Bài viết bởi bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Xuân Thắng - Phó khoa khám bệnh & Nội khoa kiêm trưởng Đơn nguyên Nội trú Nội - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park

Bệnh đái tháo đường là bệnh rối loạn chuyển hóa không đồng nhất, có đặc điểm tăng glucose huyết do khiếm khuyết về tiết insulin, tác động của insulin hoặc cả hai. Việc tăng glucose mạn tính trong thời gian dài gây nên những rối loạn chuyển hóa carbohydrate, protide, lipide, đồng thời gây tổn thương ở nhiều cơ quan khác nhau, đặc biệt ở tim và mạch máu, thận, mắt, thần kinh.

1. Bệnh đái tháo đường là gì?

Bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) là bệnh rối loạn chuyển hóa không đồng nhất, có đặc điểm tăng glucose huyết do khiếm khuyết về tiết insulin, về tác động của insulin hoặc cả hai. Tăng glucose mạn tính trong thời gian dài gây nên những rối loạn chuyển hóa carbohydrate, protide, lipide, gây tổn thương ở nhiều cơ quan khác nhau, đặc biệt ở tim và mạch máu, thận, mắt, thần kinh.

Phân loại đái tháo đường gồm:

Đái tháo đường type 1 (do phá hủy tế bào beta tụy, dẫn đến thiếu insulin tuyệt đối).
Đái tháo đường type 2 (do giảm chức năng của tế bào beta tụy tiến triển trên nền tảng đề kháng insulin).
Đái tháo đường thai kỳ (là ĐTĐ được chẩn đoán trong 3 tháng giữa hoặc 3 tháng cuối của thai kỳ và không có bằng chứng về ĐTĐ type 1, type 2 trước đó).

Ngoài ra, đái tháo đường do các nguyên nhân khác, như: Đái tháo đường sơ sinh hoặc đái tháo đường do sử dụng thuốc và hóa chất như sử dụng glucocorticoid, điều trị HIV/AIDS hoặc sau cấy ghép mô.v.v.v.

2. Chẩn đoán bệnh đái tháo đường

2.1 Tiêu chuẩn chẩn đoán đái tháo đường

Tiêu chuẩn chẩn đoán đái tháo đường (theo Hiệp Hội Đái tháo đường Mỹ – ADA) dựa vào 1 trong 4 tiêu chuẩn sau đây:

a, Glucose huyết tương lúc đói (fasting plasma glucose: FPG) ≥ 126 mg/dL (hay 7 mmol/L). Bệnh nhân phải nhịn ăn (không uống nước ngọt, có thể uống nước lọc, nước đun sôi để nguội) ít nhất 8 giờ (thường phải nhịn đói qua đêm từ 8 -14 giờ).

b, Glucose huyết tương ở thời điểm sau 2 giờ làm nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống 75g (oral glucose tolerance test: OGTT) ≥ 200 mg/dL (hay 11,1 mmol/L). Nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống phải được thực hiện theo hướng dẫn của Tổ chức Y tế thế giới: Bệnh nhân nhịn đói từ nửa đêm trước khi làm nghiệm pháp, dùng một lượng glucose tương đương với 75g glucose, hòa tan trong 250-300 ml nước, uống trong 5 phút; trong 3 ngày trước đó bệnh nhân ăn khẩu phần có khoảng 150-200 gam carbohydrat mỗi ngày.

c, HbA1c ≥ 6,5% (48 mmol/mol). Xét nghiệm này phải được thực hiện ở phòng thí nghiệm được chuẩn hóa theo tiêu chuẩn quốc tế.

d, Ở bệnh nhân có triệu chứng kinh điển của tăng glucose huyết hoặc mức glucose huyết tương ở thời điểm bất kỳ ≥ 200 mg/dL (hay 11,1 mmol/L).

Nếu không có triệu chứng kinh điển của tăng glucose huyết (bao gồm tiểu nhiều, uống nhiều, ăn nhiều, sụt cân không rõ nguyên nhân), xét nghiệm chẩn đoán a, b, d ở trên cần được thực hiện lặp lại lần 2 để xác định chẩn đoán. Thời gian thực hiện xét nghiệm lần 2 sau lần thứ nhất có thể từ 1 đến 7 ngày.

Trong điều kiện thực tế tại Việt Nam, nên dùng phương pháp đơn giản và hiệu quả để chẩn đoán đái tháo đường là định lượng glucose huyết tương lúc đói 2 lần ≥ 126 mg/dL (hay 7 mmol/L). Nếu HbA1c được đo tại phòng xét nghiệm được chuẩn hóa quốc tế, có thể đo HbA1c 2 lần để chẩn đoán đái tháo đường.

2.2. Chẩn đoán tiền đái tháo đường

Chẩn đoán tiền đái tháo đường khi có một trong các rối loạn sau đây:

Rối loạn glucose huyết đói (impaired fasting glucose: IFG): Glucose huyết tương lúc đói từ 100 (5,6mmol/L) đến 125 mg/dL (6,9 mmol/L), hoặc

Rối loạn dung nạp glucose (impaired glucose tolerance: IGT): Glucose huyết tương ở thời điểm 2 giờ sau khi làm nghiệm pháp dung nạp glucose bằng đường uống 75 g từ 140 (7.8 mmol/L) đến 199 mg/dL (11 mmol/L), hoặc HbA1c từ 5,7% (39 mmol/mol) đến 6,4% (47 mmol/mol).

Bệnh tiểu đường (Diabetes) - Tổng quan về bệnh đái tháo đường và giải pháp dinh dưỡng có thể trợ giúp
Rối loạn glucose có thể chẩn đoán bệnh tiền đái tháo đường

3. Triệu chứng bệnh đái tháo đường

  • Các triệu chứng đái tháo đường sau đây là điển hình. Tuy nhiên, một số người đái tháo đường type 2 có các triệu chứng nhẹ nên người bệnh không nhận biết được.
  • Đi tiểu thường xuyên
  • Cảm thấy rất khát
  • Cảm thấy rất đói – ngay cả khi đang ăn
  • Mệt mỏi nhiều
  • Nhìn mờ
  • Chậm lành các vết thương hoặc vết loét:
  • Giảm cân – ngay cả khi đang ăn nhiều hơn (đái tháo đường type 1)
  • Ngứa ran, đau, hoặc tê ở tay hoặc chân (đái tháo đường type 2)

4. Biến chứng bệnh đái tháo đường

Những người bệnh đái tháo đường có nguy cơ cao phát triển một số vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Mức đường huyết trong máu cao lâu dài có thể dẫn đến các bệnh nghiêm trọng ảnh hưởng đến tim, mạch máu, mắt, thận, thần kinh và răng. Ngoài ra, những người đái tháo đường cũng có nguy cơ cao mắc các bệnh nhiễm khuẩn. Ở hầu hết các quốc gia có thu nhập cao, bệnh đái tháo đường là nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh tim mạch, mù lòa, suy thận và cắt cụt chi dưới . Người lớn đái tháo đường có nguy cơ tăng gấp 2 đến 3 nhồi máu cơ tim và đột quỵ. Bệnh võng mạc tiểu đường là một nguyên nhân quan trọng gây mù do sự tích tụ lâu dài của các mạch máu nhỏ trong võng mạc. 2,6% bệnh mù toàn cầu có thể là do đái tháo đường . Đái tháo đường là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra suy thận .

Duy trì mức đường máu, huyết áp và cholesterol bình thường hoặc gần bình thường có thể giúp trì hoãn hoặc ngăn ngừa các biến chứng của đái tháo đường. Do đó những người mắc đái tháo đường cần được theo dõi thường xuyên.

4.1. Biến chứng đái tháo đường trên tim mạch

Bệnh đái tháo đường ảnh hưởng đến tim và mạch máu và có thể gây ra các biến chứng gây tử vong như bệnh động mạch vành (dẫn đến nhồi máu cơ tim) và đột quỵ. Bệnh tim mạch là nguyên nhân phổ biến nhất gây tử vong ở người đái tháo đường. Huyết áp cao, cholesterol cao, glucose máu cao và các yếu tố nguy cơ khác góp phần làm tăng nguy cơ biến chứng tim mạch.

4.2. Biến chứng đái tháo đường trên thận

Biến chứng thận do bệnh đái tháo đường gây ra do tổn thương các mạch máu nhỏ ở thận dẫn đến thận hoạt động kém hiệu quả hoặc suy thận. Bệnh thận phổ biến ở những người đái tháo đường hơn những người không mắc đái tháo đường. Việc duy trì mức glucose máu và huyết áp bình thường có thể làm giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh thận.

4.3. Biến chứng bệnh đái tháo đường lên hệ thần kinh

Biến chứng thần kinh do đái tháo đường gây tổn thương thần kinh khắp cơ thể khi glucose máu và huyết áp quá cao. Điều này có thể dẫn đến các vấn đề về tiêu hóa, rối loạn cương dương và nhiều chức năng khác. Trong các khu vực bị ảnh hưởng nhiều nhất là các chi, đặc biệt là bàn chân. Tổn thương thần kinh ở những vùng này được gọi là bệnh lý thần kinh ngoại biên và có thể dẫn đến đau, ngứa ran và mất cảm giác. Mất cảm giác là dấu hiệu đặc biệt quan trọng vì nó có thể cho phép chấn thương không được chú ý, dẫn đến nhiễm trùng nghiêm trọng và có thể phải cắt cụt chi. Những người đái tháo đường có nguy cơ bị cắt cụt chi có thể cao gấp 25 lần so với người không có đái tháo đường. Tuy nhiên, với sự quản lý toàn diện, có thể ngăn ngừa một tỷ lệ lớn cách cắt cụt liên quan đến đái tháo đường. Ngay cả khi cắt cụt chi, chân còn lại và cuộc sống của người bệnh có thể được cứu chữa, cải thiện bằng cách chăm sóc theo dõi tốt bởi nhóm đa lĩnh vực. Những người đái tháo đường nên kiểm tra bàn chân thường xuyên.

4.4 Biến chứng bệnh đái tháo đường lên mắt

Hầu hết những người mắc đái tháo đường sẽ phát triển một số loại bệnh về mắt, bệnh võng mạc làm giảm thị lực hoặc mù lòa. Mức glucose máu cao liên tục cùng với huyết áp cao và cholesterol cao là những nguyên nhân chính gây ra bệnh võng mạc. Tình trạng này có thể được quản lý thông qua kiểm tra mắt thường xuyên và kiểm soát giữ mức glucose máu và lipid bình thường hoặc gần bình thường.

Bệnh tiểu đường (Diabetes) - Tổng quan về bệnh đái tháo đường và giải pháp dinh dưỡng có thể trợ giúp

5. Tầm soát bệnh đái tháo đường

Cần tầm soát đái tháo đường trên các đối tượng có nguy cơ :
  • Người lớn có BMI ≥ 23 kg/m2, hoặc cân nặng lớn hơn 120% cân nặng lý tưởng và có một hoặc nhiều hơn một trong các yếu tố nguy cơ sau:
  • Ít vận động thể lực.
  • Gia đ́nh có người bị đái tháo đường ở thế hệ cận kề (bố, mẹ, anh chị em ruột).
  • Tăng huyết áp (huyết áp tâm thu ≥ 140 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương ≥ 90 mmHg hay đang điều trị thuốc hạ huyết áp).
  • Nồng độ HDL cholesterol <35 mg/dl (0,9 mmol/L) và/hoặc nồng độ triglyceride > 250 mg/dL (2,82 mmol/L).
  • Vùng bụng to: ở nam ≥ 90 cm, ở nữ ≥ 80 cm
  • Phụ nữ bị buồng trứng đa nang.
  • Phụ nữ đã mắc đái tháo đường thai kỳ.
  • HbA1c ≥ 5,7% (39 mmol/mol), rối loạn glucose huyết đói hay rối loạn dung nạp glucose ở lần xét nghiệm trước đó.
  • Có các dấu hiệu đề kháng insulin trên lâm sàng (như béo ph́ì, dấu gai đen.v.v.v.).
  • Tiền sử có bệnh tim mạch do xơ vữa động mạch.
  • Ở bệnh nhân không có các dấu hiệu/triệu chứng trên, bắt đầu thực hiện xét nghiệm phát hiện sớm đái tháo đường ở người ≥ 45 tuổi.
Bệnh tiểu đường (Diabetes) - Tổng quan về bệnh đái tháo đường và giải pháp dinh dưỡng có thể trợ giúp

Bệnh đái tháo đường là căn bệnh nguy hiểm và để lại nhiều biến chứng, vì thế việc chẩn đoán bệnh ở giai đoạn sớm có thể kiểm soát bệnh ở mức tối ưu. Theo đó khi được chẩn đoán bệnh đái tháo đường người bệnh cần tuân thủ tuyệt đối theo chỉ dẫn của bác sĩ, đồng thời duy trì chế độ dinh dưỡng hợp lý, lành mạnh để tránh lượng đường huyết tăng cao.

Bệnh đái tháo đường là căn bệnh có thể gặp ở mọi đối tượng, đặc biệt hiện nay căn bệnh này còn có nguy cơ trẻ hóa. 

* Nguồn: Bài viết bởi bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Xuân Thắng - Phó khoa khám bệnh & Nội khoa kiêm trưởng Đơn nguyên Nội trú Nội - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park

Bệnh tiểu đường (Diabetes) - Tổng quan về bệnh đái tháo đường và giải pháp dinh dưỡng có thể trợ giúp

6. Bộ dinh dưỡng hỗ trợ bệnh đái tháo đường:

  • Double X (bổ sung 12 vitamin, 10 khoáng chất và nhiều dưỡng chất thực vật từ 22 loại trái cây, rau củ): 1 combo/2 lần/ngày
  • Daily (bổ sung 11 vitamin & 7 khoáng chất thiết yếu): 1 viên/ngày
  • Protein thực vật (Cung cấp 1 lượng cân bằng 9 axit amin thiết yếu): 3 muỗng, 3 lần/ngày
  • Coenzyme Q10 (Cải thiện lưu thông và ổn định lượng đường trong máu, bảo vệ các tế bào và loại bỏ các chất độc hại ra khỏi cơ thể): 2 viên/2 lần/ngày
  • Omega 3 (Quan trọng đối với lưu thông và hạ huyết áp. Bảo vệ tế bào cơ tim, làm giảm mỡ trong máu): 2 viên/3 lần/ngày
  • B-Complex (Quan trọng cho chức năng lưu thông máu và làm hạ huyết áp, B6 - giảm hàm lượng nước trong mô để làm giảm áp lực trên hệ thống tim mạch. Cải thiện sự chuyển hóa của glucose): 3 viên/3 lần/ngày
  • Canxi & Magie (Sự thiếu hụt có liên quan đến cao huyết áp. Nếu bạn đang uống thuốc hạ huyết áp, dùng thêm kali để chống sự suy giảm của canxi. Quan trọng cho việc duy trì nhịp tim và huyết áp đúng. Thông số Magie thấp thường được thấy ở những người bị bệnh tiểu đường và có liên quan đến các biến chứng của bệnh về mắt): 2 viên/2 lần/ngày
  • Caroteniod Complex (Vitamin A) (Bổ sung một số chất chống oxy hóa quan trọng cần thiết để duy trì sức khỏe của mắt): 2 viên/3 lần/ngày
  • Vitamin C (Cải thiện chức năng tuyến thượng thận, làm giảm xu hướng đông máu. Sự thiếu hụt có thể dẫn đến các vấn đề tim mạch ở người tiểu đường. Vitamin C có thể làm chậm hoặc ngăn ngừa các biến chứng xảy ra trong bệnh tiểu đường): 3 viên/3 lần/ngày
  • Chất xơ từ rau, hoa quả (Giải độc đại tràng và làm sạch hơi thở. Làm giảm nhu cầu insulin và cũng làm giảm mỡ trơng máu. Giúp giảm lượng đường.): 2 viên/3 lần/ngày
* Đặc biết lưu ý: Nhớ uống nước nhiều, 1 ngày ít nhất 2 lít nước.
* Bạn cần hỗ trợ tư vấn thêm hãy kết nối Zalo hoặc gọi hotline bên dưới bài viết này.

Theo dõi kênh Podcast Cô Vấn Sức Khỏe Gia Đình để nhận được thông tin sức khỏe mới nhất

COMMENTS

BLOGGER: 2

Được tài trợ

Tên

Bai-tap-suc-khoe,3,Benh-cham,1,Benh-gi-Uong-gi,26,Benh-huyet-ap,1,Benh-huyet-trang,1,Benh-phu-nu,1,Benh-than,2,Benh-tieu-duong,2,Benh-tim-mach,2,cam-cum,1,cam-lanh,1,CGDD-Thien-Linh,3,CGDD-Vinh-Minh,2,Cholesterol,1,Dau-dau,1,Dau-lung,1,Dinh-duong-phong-covid,3,Dot-quy,1,Ezecma,1,Gan,4,Gan-nhiem-mo,2,Gerson,1,Hieu-ve-co-the-nguoi,7,Hieu-ve-dinh-duong,8,Huyet-ap,1,Kien-thuc,4,Kien-thuc-san-pham,1,Kien-thuc-suc-khoe,2,Mat,2,Meo-vat,2,Nhan-chung,3,Noi-tang,5,Protein,3,San-cho,1,Spa-duong-ruot,8,Suy-than,3,Thai-doc-cafe,1,Thai-doc-dai-trang,1,Thoai-hoa-khop-hang,1,Tips-suc-khoe,13,Toa-dinh-duong,3,Tuyen-tien-liet,1,Vitamin-Khoang-Chat,4,Xuong-khop,2,
ltr
item
Cố vấn Sức Khỏe Gia Đình | Hãy trở thành bác sĩ chính mình đễ có thể tự mình bảo vệ sức khỏe: Bệnh tiểu đường (Diabetes) - Tổng quan về bệnh đái tháo đường và giải pháp dinh dưỡng có thể trợ giúp
Bệnh tiểu đường (Diabetes) - Tổng quan về bệnh đái tháo đường và giải pháp dinh dưỡng có thể trợ giúp
https://blogger.googleusercontent.com/img/a/AVvXsEgR3sbkyt3zB6Df6eQdMyzd5mq4lXvrWzRf02Sw9dp4s0ZbywoYWMTOA3q1jlZ-8gSoeAlumapchE9vohzLucUqgxeDl3Uaqt8u5DWFv4hSeK0-Q8GgxM08TlTmWDMAWM2X_lQixjsCaxsviuqsoCpWKzcAE0tLPyHCEr8REWhd0Jh4vaXvzLwaPryivg=w640-h360
https://blogger.googleusercontent.com/img/a/AVvXsEgR3sbkyt3zB6Df6eQdMyzd5mq4lXvrWzRf02Sw9dp4s0ZbywoYWMTOA3q1jlZ-8gSoeAlumapchE9vohzLucUqgxeDl3Uaqt8u5DWFv4hSeK0-Q8GgxM08TlTmWDMAWM2X_lQixjsCaxsviuqsoCpWKzcAE0tLPyHCEr8REWhd0Jh4vaXvzLwaPryivg=s72-w640-c-h360
Cố vấn Sức Khỏe Gia Đình | Hãy trở thành bác sĩ chính mình đễ có thể tự mình bảo vệ sức khỏe
https://cvskgd.affimart.com/2021/10/benh-tieu-duong-tong-quan-ve-benh-dai-thao-duong-va-phuong-phap-dinh-duong-co-the-tro-giup.html
https://cvskgd.affimart.com/
https://cvskgd.affimart.com/
https://cvskgd.affimart.com/2021/10/benh-tieu-duong-tong-quan-ve-benh-dai-thao-duong-va-phuong-phap-dinh-duong-co-the-tro-giup.html
true
4678020682922999539
UTF-8
Loaded All Posts Not found any posts VIEW ALL Xem thêm Reply Cancel reply Delete By Home PAGES POSTS View All BÀI VIẾT LIÊN QUAN LABEL ARCHIVE TÌM MÓN ĂN ALL POSTS Not found any post match with your request Back Home Sunday Monday Tuesday Wednesday Thursday Friday Saturday Sun Mon Tue Wed Thu Fri Sat January February March April May June July August September October November December Jan Feb Mar Apr May Jun Jul Aug Sep Oct Nov Dec just now 1 minute ago $$1$$ minutes ago 1 hour ago $$1$$ hours ago Yesterday $$1$$ days ago $$1$$ weeks ago more than 5 weeks ago Followers Follow THIS PREMIUM CONTENT IS LOCKED STEP 1: Share to a social network STEP 2: Click the link on your social network Copy All Code Select All Code All codes were copied to your clipboard Can not copy the codes / texts, please press [CTRL]+[C] (or CMD+C with Mac) to copy Table of Content

Gọi cho Vi