Trái tim có thể thay đổi hình dạng khi con người vào không gian, "vân lưỡi" cũng là đặc điểm có một không hai giống vân tay. 1. Và...
Trái tim có thể thay đổi hình dạng khi con người vào không gian, "vân lưỡi" cũng là đặc điểm có một không hai giống vân tay.
1. Vào buổi sáng, lúc mới thức dậy, cột sống của chúng ta dài hơn khoảng một inch (2,54 cm) so với buổi tối. Lý do nằm ở các đĩa đệm bảo vệ cột sống được cấu tạo từ một chất liệu giống như gelatin. Khi đứng ngồi trong suốt cả ngày, trọng lực và các lực khác làm chùn nhẹ cột sống, khiến chúng ta thấp hơn.
2. Không chỉ vân tay, hình dạng tai của bạn cũng là dấu hiệu độc đáo trên cơ thể. Các nhà khoa học Anh đã phát triển một phương pháp có thể nhận dạng con người bằng tai, có tỷ lệ thành công lên đến 99,6%.
Lưỡi cũng có hình dạng và kết cấu độc đáo. Trái ngược với dấu vân tay, "vân lưỡi" không bao giờ thay đổi.
3. Nhiệt độ thức ăn được chứng minh có tác động đến nhận thức của con người về hương vị. Vị chua sẽ mạnh hơn nếu bạn ăn một món nóng hổi, trong khi vị đắng sẽ rõ hơn nếu món ăn khá nguội. Các thụ thể của chúng ta nhạy cảm nhất với nhiệt độ trong khoảng 65-95 độ F. Vì vậy, một tách cà phê quá nóng dường như ít đắng hơn một tách cà phê có nhiệt độ vừa phải.
4. Ngoài bốn vị cơ bản (ngọt, chua, đắng và mặn), người ta còn gọi tên một vị thứ năm là umami (từ tiếng Nhật). Đây là hương vị được tìm thấy trong các món giàu protein, nước dùng thịt và cá, hay thức ăn có chứa bột ngọt. Mỗi người đều có một số thụ thể chịu trách nhiệm về cảm nhận vị umami.
5. Axit dạ dày mạnh đến mức phân hủy được lưỡi lam, tức có khả năng làm hại cả dạ dày. Do vậy, dạ dày tự tái tạo lớp lót bên trong 3-4 ngày một lần để bảo vệ mình. Khi tác dụng phá hủy của niêm mạc dạ dày lấn át tác dụng bảo vệ, con người có nguy cơ bị viêm loét bao tử.
6. Các chuyên gia từ Đại học Flinders ở Australia đã kết luận cơ thể con người có "bộ não thứ hai" nằm ở hệ tiêu hóa. Nó còn có thể được coi là bộ não đầu tiên vì xuất hiện đầu tiên. Kết luận này dựa trên việc hệ tiêu hóa là cơ quan duy nhất có hệ thống thần kinh riêng có thể hoạt động độc lập, tác động trực tiếp lên cơ thể. Chẳng hạn, nó tự động hóa quá trình tiêu hóa.
7. Một số người mắc hội chứng Auto Brewery Syndrome (ABS), tức hội chứng đường ruột lên men. Họ có thể "say" sau khi ăn thực phẩm giàu carbohydrat. Đây là căn bệnh hiếm gặp trong đó loại nấm men Saccharomyces cerevisiae làm lên men thức ăn ở dạ dày, sản sinh ra ethanol, một thành phần của bia, rượu vang cùng các loại đồ uống có cồn khác.
8. Các nhà khoa học của NASA đã phát hiện ra khi con người ở trong không gian, cơ tim sẽ mất đi và khiến trái tim thay đổi hình dạng. Cụ thể, các bác sĩ tim mạch đã nghiên cứu trái tim của 12 phi hành gia làm việc trên Trạm vũ trụ quốc tế. Các hình ảnh tiết lộ trái tim trở nên gần giống hình cầu hơn trong không gian, và chỉ quay trở lại hình dạng thon dài bình thường sau khi phi hành gia về Trái Đất.
Trái tim sẽ thuôn dài hơn khi ở trên Trái Đất (hình bên trái) và thay đổi hình dạng khi con người vào không gian. Ảnh: Depositphotos
9. Cơ thể con người phát sáng trong bóng tối nhưng chúng ta không thể nhìn thấy. Ánh sáng cơ thể phát ra thấp hơn 1.000 lần so với độ nhạy của mắt thường chúng ta.
10. Năm 2010, các nhà khoa học tại Đại học Emory đã phát hiện ra một gen thú vị ở chuột, gọi là Homer Simpson. Nếu xóa đi gen này, chuột có thể thông minh hơn. Thực tế, con người cũng sở hữu gen Homer Simpson, nhưng không ai biết việc loại bỏ nó sẽ gây ra tác động gì.
1. Vào buổi sáng, lúc mới thức dậy, cột sống của chúng ta dài hơn khoảng một inch (2,54 cm) so với buổi tối. Lý do nằm ở các đĩa đệm bảo vệ cột sống được cấu tạo từ một chất liệu giống như gelatin. Khi đứng ngồi trong suốt cả ngày, trọng lực và các lực khác làm chùn nhẹ cột sống, khiến chúng ta thấp hơn.
2. Không chỉ vân tay, hình dạng tai của bạn cũng là dấu hiệu độc đáo trên cơ thể. Các nhà khoa học Anh đã phát triển một phương pháp có thể nhận dạng con người bằng tai, có tỷ lệ thành công lên đến 99,6%.
Lưỡi cũng có hình dạng và kết cấu độc đáo. Trái ngược với dấu vân tay, "vân lưỡi" không bao giờ thay đổi.
Ảnh: Depositphotos
3. Nhiệt độ thức ăn được chứng minh có tác động đến nhận thức của con người về hương vị. Vị chua sẽ mạnh hơn nếu bạn ăn một món nóng hổi, trong khi vị đắng sẽ rõ hơn nếu món ăn khá nguội. Các thụ thể của chúng ta nhạy cảm nhất với nhiệt độ trong khoảng 65-95 độ F. Vì vậy, một tách cà phê quá nóng dường như ít đắng hơn một tách cà phê có nhiệt độ vừa phải.
4. Ngoài bốn vị cơ bản (ngọt, chua, đắng và mặn), người ta còn gọi tên một vị thứ năm là umami (từ tiếng Nhật). Đây là hương vị được tìm thấy trong các món giàu protein, nước dùng thịt và cá, hay thức ăn có chứa bột ngọt. Mỗi người đều có một số thụ thể chịu trách nhiệm về cảm nhận vị umami.
5. Axit dạ dày mạnh đến mức phân hủy được lưỡi lam, tức có khả năng làm hại cả dạ dày. Do vậy, dạ dày tự tái tạo lớp lót bên trong 3-4 ngày một lần để bảo vệ mình. Khi tác dụng phá hủy của niêm mạc dạ dày lấn át tác dụng bảo vệ, con người có nguy cơ bị viêm loét bao tử.
6. Các chuyên gia từ Đại học Flinders ở Australia đã kết luận cơ thể con người có "bộ não thứ hai" nằm ở hệ tiêu hóa. Nó còn có thể được coi là bộ não đầu tiên vì xuất hiện đầu tiên. Kết luận này dựa trên việc hệ tiêu hóa là cơ quan duy nhất có hệ thống thần kinh riêng có thể hoạt động độc lập, tác động trực tiếp lên cơ thể. Chẳng hạn, nó tự động hóa quá trình tiêu hóa.
7. Một số người mắc hội chứng Auto Brewery Syndrome (ABS), tức hội chứng đường ruột lên men. Họ có thể "say" sau khi ăn thực phẩm giàu carbohydrat. Đây là căn bệnh hiếm gặp trong đó loại nấm men Saccharomyces cerevisiae làm lên men thức ăn ở dạ dày, sản sinh ra ethanol, một thành phần của bia, rượu vang cùng các loại đồ uống có cồn khác.
8. Các nhà khoa học của NASA đã phát hiện ra khi con người ở trong không gian, cơ tim sẽ mất đi và khiến trái tim thay đổi hình dạng. Cụ thể, các bác sĩ tim mạch đã nghiên cứu trái tim của 12 phi hành gia làm việc trên Trạm vũ trụ quốc tế. Các hình ảnh tiết lộ trái tim trở nên gần giống hình cầu hơn trong không gian, và chỉ quay trở lại hình dạng thon dài bình thường sau khi phi hành gia về Trái Đất.
Trái tim sẽ thuôn dài hơn khi ở trên Trái Đất (hình bên trái) và thay đổi hình dạng khi con người vào không gian. Ảnh: Depositphotos
9. Cơ thể con người phát sáng trong bóng tối nhưng chúng ta không thể nhìn thấy. Ánh sáng cơ thể phát ra thấp hơn 1.000 lần so với độ nhạy của mắt thường chúng ta.
10. Năm 2010, các nhà khoa học tại Đại học Emory đã phát hiện ra một gen thú vị ở chuột, gọi là Homer Simpson. Nếu xóa đi gen này, chuột có thể thông minh hơn. Thực tế, con người cũng sở hữu gen Homer Simpson, nhưng không ai biết việc loại bỏ nó sẽ gây ra tác động gì.
Theo dõi kênh Podcast Cô Vấn Sức Khỏe Gia Đình để nhận được thông tin sức khỏe mới nhất
Thùy Linh (theo Bright Side)
Kiến thức vô cùng giá trị. Cảm ơn tác giả.
Trả lờiXóa