Quảng cáo ở đây

Bị đột quỵ, cấp cứu và điều trị thế nào?

Đột quỵ não bao gồm chảy máu não và thiếu máu não là một trong những nguyên nhân gây tử vong thứ 3 và là nguyên nhân gây tàn phế thứ 1 trong...

Bị đột quỵ, cấp cứu và điều trị thế nào?
Đột quỵ não bao gồm chảy máu não và thiếu máu não là một trong những nguyên nhân gây tử vong thứ 3 và là nguyên nhân gây tàn phế thứ 1 trong tất cả các loại bệnh lý. Hiện nay, y học đã có nhiều tiến bộ trong chẩn đoán và điều trị, tuy nhiên đột quỵ có cứu được không còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố.

1. Vài nét về bệnh đột quỵ và phân loại đột quỵ

Đột quỵ là một bệnh lý tim mạch được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) định nghĩa là một hội chứng bao gồm các dấu hiệu rối loạn chức năng não (khu trú hoặc toàn thể), đặc điểm của bệnh là phát triển nhanh, thường kéo dài từ 24 giờ trở lên hoặc có thể dẫn đến tử vong khi không xác định được nguyên nhân nào khác với nguyên nhân từ mạch máu.

Theo đánh giá của WHO (2015,) đột quỵ là nguyên nhân chính gây tử vong ở Việt Nam (chiếm 21.7%) với số bệnh nhân tử vong mỗi năm là 150.000.

Đột quỵ là nguyên nhân hay gặp nhất trong các nguyên nhân gây ra tình trạng khuyết tật trầm trọng ở người lớn trên toàn thế giới. Chỉ có 15-30% bệnh nhân đột quỵ còn sống sót, vậy đột quỵ có cứu được không?

Sự hồi phục của người bệnh sau đột quỵ phụ thuộc rất nhiều vào các can thiệp y học, sự hồi phục tự nhiên, các liệu pháp phục hồi chức năng... Quá trình phục hồi sau đột quỵ của mỗi người là khác nhau theo từng trường hợp.

1.1 Phân loại đột quỵ và tai biến mạch máu não

Chảy máu não:

  • Chảy máu nội sọ
  • Chảy máu não thất
  • Chảy máu khoang dưới nhện.

Thiếu máu não:

  • Nhồi máu não
  • Cơn tai biến mạch máu não thoáng qua.

2. Nhận biết tình trạng đột quỵ

Nhận biết đột quỵ sơ cứu kịp thời là một trong những yếu tố giúp gia tăng khả năng sống còn của người bệnh. Đột quỵ là bệnh lý thường khởi phát đột ngột với bất kỳ dấu hiệu thần kinh nào gồm:
  • Tê hoặc yếu tay chân, tê có thể xuất hiện ở mặt (đặc biệt có thể chỉ xuất hiện ở 1 bên của cơ thể)
  • Bệnh nhân có các rối loạn ngôn ngữ, có bất thường về lời nói hoặc sự hiểu biết
  • Rối loạn về thị giác, bất thường về khả năng nhìn ở 1 hoặc 2 bên mắt
  • Rối loạn khả năng thăng bằng: mất thăng bằng, cảm giác chóng mặt hoặc giảm phối hợp động tác
  • Bệnh nhân đau đầu dữ dội, không rõ căn nguyên.
  • đau đầu
  • Đau đầu dữ dội mà không rõ căn nguyên có thể là dấu hiệu của đột quỵ

3. Cấp cứu và điều trị đột quỵ

Khi bắt gặp bệnh nhân bị đột quỵ cần gọi ngay cho cấp cứu gần nhất hoặc đưa người bệnh đến bệnh viện (có khả năng điều trị đột quỵ cấp) gần nhất, càng sớm càng tốt, cố gắng giữ cho bệnh nhân tỉnh táo bằng cách nói chuyện, liên tục đặt câu hỏi để bệnh nhân trả lời cho đến khi nhân viên y tế tiếp cận được với người bệnh.

Bị đột quỵ, cấp cứu và điều trị thế nào?

Các biện pháp điều trị đột quỵ sơ cứu ban đầu:

  • Đảm bảo đường thở và thông khí cho bệnh nhân
  • Tư thế an toàn là nằm nghiêng, đặc biệt ở những bệnh nhân nôn ói nhiều
  • Một số trường hợp cần đặt canuyn miệng, hút đờm dãi
  • Chỉ định đặt nội khí quản bảo vệ đường thở khi ứ đọng dịch tiết hô hấp, giảm ý thức với điểm Glasgow dưới 8.
Đối với bệnh nhân đột quỵ và cách sơ cứu của nhân viên y tế sẽ tuỳ theo kết luận của các dấu hiệu lượng giá:

Bệnh nhân nghi ngờ cơn thiếu máu não thoáng qua và có nguy cơ đột quỵ cao cần được:
  • Dùng Aspirin (liều 300mg) ngay lập tức
  • Lượng giá và thăm khám chuyên khoa liên tục trong vòng 24 giờ sau khi khởi phát các triệu chứng
  • Áp dụng các biện pháp điều trị và phòng ngừa ngay khi xác định chẩn đoán
  • Lưu ý: Những bệnh nhân có 2 hoặc nhiều lần xảy ra cơn thiếu máu não thoáng qua trong vòng 1 tuần được xếp vào nhóm có nguy cơ đột quỵ cao.

Những người nghi ngờ bị cơn thiếu máu não thoáng qua và có nguy cơ đột quỵ thấp nên được:

  • Dùng Aspirin (liều 300mg) ngay lập tức
  • Lượng giá và thăm dò chuyên khoa càng sớm càng tốt, tốt nhất là trong vòng 1 tuần sau khi khởi phát các triệu chứng.
  • Áp dụng các biện pháp điều trị và phòng ngừa ngay khi xác định chẩn đoán
  • Lưu ý: Những bệnh nhân đã 1 lần xảy ra cơn thiếu máu não thoáng qua nhưng đến khám muộn (hơn 1 tuần sau khi triệu chứng cuối cùng biến mất) nên được xếp vào nhóm có nguy cơ đột quỵ thấp.

Chỉ định chụp hình não cho các nhóm đối tượng:

  • Những người nghi ngờ đã bị cơn thiếu máu não thoáng qua (triệu chứng và dấu hiệu biến mất hoàn toàn trong vòng 24 giờ) nên được thăm khám và đánh giá bởi bác sĩ chuyên khoa (trong vòng 1 tuần sau khi khởi phát triệu chứng) trước khi quyết định chụp hình não;
  • Những người có nguy cơ đột quỵ cao mà không chắc chắn về chẩn đoán hoặc phân vùng tổn thương được chụp hình não khẩn (tốt nhất là chụp cộng hưởng từ)
  • Những người nghi ngờ có nguy cơ đột quỵ thấp mà không chắc chắn về chẩn đoán nên được chụp hình não.
  • Chụp MRI sọ não
  • Những người có nguy cơ đột quỵ cao mà không chắc chắn về chẩn đoán sẽ có chỉ định chụp hình não

Chụp hình não nên được thực hiện ngay lập tức cho những người bệnh bị đột quỵ và tai biến mạch máu não nếu thỏa mãn bất kỳ điều kiện nào sau đây:

  • Có chỉ định liệu pháp tiêu sợi huyết hoặc điều trị bằng thuốc chống đông sớm
  • Đang điều trị bằng các thuốc chống đông
  • Tiền sử dễ chảy máu
  • Giảm ý thức (Điểm Glasgow dưới 13)
  • Các triệu chứng có xu hướng nặng lên hoặc dao động không giải thích được như phù gai thị, cứng cổ, sốt hoặc đau đầu dữ dội khi khởi phát các triệu chứng đột quỵ.
Ngay khi xác định được chẩn đoán, bệnh nhân cần được đánh giá về tình trạng dinh dưỡng, khả năng nuốt, xem xét các nguy cơ biến chứng hô hấp và nguy cơ hình thành loét tì đè.

Bị đột quỵ, cấp cứu và điều trị thế nào?

Đối với bệnh nhân đột quỵ nhồi máu não cấp, điều trị bằng thuốc tiêu sợi huyết (rtPA) đường tĩnh mạch là biện pháp can thiệp hiệu quả nhất trong giai đoạn sớm. Bên cạnh đó, một số biện pháp can thiệp khác cũng hứa hẹn triển vọng như dùng thuốc ly giải cục máu đông đường động mạch và can thiệp cơ học.

3.1. Điều trị thuốc tiêu sợi huyết đối với bệnh nhân đột quỵ nhồi máu não giai đoạn cấp tính

  • Xem xét bệnh nhân có chỉ định điều trị tiêu sợi huyết
  • Liều thuốc tiêu sợi huyết: ở Châu Âu và Mỹ sử dụng liều 0,9 mg/kg, bolus 10%, phần còn lại truyền tĩnh mạch chậm trong 60 phút. Ở Nhật bản và một số nước châu Á sử dụng liều 0,6 mg/kg, bolus 15%, phần còn lại duy trì truyền tĩnh mạch trong 60 phút.

3.2. Chỉ định thuốc chống đông và thuốc chống kết tập tiểu cầu ở bệnh nhân nhồi máu não

  • Nếu bệnh nhân không có điều kiện kinh tế: Sử dụng Aspirin có nhiều ưu thế hơn
  • Bệnh nhân dị ứng Aspirin thì dùng Clopidogrel (Plavix). Liều Aspirin: 100-300mg/ngày. Liều Clopidogrel: 75mg/ngày;
  • Không nên kết hợp Aspirin và Clopidogrel để điều trị dự phòng
  • Chỉ điều trị chống kết tập tiểu cầu kép ở những bệnh nhân đột quỵ nhồi máu não có bệnh lý mạch vành kèm theo.
  • Chỉ dùng thuốc kháng đông Heparin trọng lượng phân tử thấp nếu có chỉ định dự phòng huyết khối gây tắc tĩnh mạch sâu.

3.3. Điều trị đột quỵ xuất huyết dưới nhện

Can thiệp nội mạch và phẫu thuật:

  • Phẫu thuật kẹp túi phình, can thiệp nội mạch đặt coil cần được thực hiện càng sớm càng tốt
  • Phẫu thuật kẹp túi phình nên thực hiện ở những bệnh nhân có lượng máu chảy trong nhu mô não >50ml và có túi phình ở động mạch não giữa
  • Đặt coil nên thực hiện ở bệnh nhân trên 70 tuổi, có triệu chứng lâm sàng nặng và các túi phình ở vị trí đỉnh động mạch thân nền.
  • Xử trí tình trạng co thắt mạch não
  • Xử trí tình trạng giãn các não thất
  • Xử trí co giật liên quan đến xuất huyết dưới nhện.
  • Xuất huyết dưới nhện
Với trường hợp bệnh nhân đột quỵ xuất huyết dưới nhện, bác sĩ sẽ chỉ định điều trị can thiệp nội mạch và phẫu thuật

3.4. Điều trị tăng huyết áp ở bệnh nhân đột quỵ và tai biến dạng nhồi máu não

  • Có đến 80% bệnh nhân đột quỵ có hiện tượng tăng huyết áp và chỉ số huyết áp thường giảm dần trong 24-48 giờ từ thời điểm khởi phát đột quỵ
  • Nguyên nhân gây tăng huyết áp: Hầu hết là do đáp ứng sinh lý với tổn thương não cấp, có thể kèm theo bệnh lý tăng huyết áp trước đó
  • Tình trạng tăng huyết áp phản ứng có thể xảy ra khi bệnh nhân tiểu khó, xuất hiện cầu bàng quang, do đau, giảm oxy hoặc tăng áp lực nội sọ
  • Hầu hết bệnh nhân sẽ giảm huyết áp trong những giờ đầu sau đột quỵ mà không cần các biện pháp điều trị đặc hiệu. Huyết áp sẽ giảm tự nhiên khi bệnh nhân ở trong phòng yên tĩnh, nghỉ ngơi, bàng quang rỗng, đau được kiểm soát, điều trị tăng áp lực nội sọ
  • Theo khuyến cáo của Hiệp hội tim mạch Hoa Kỳ AHA
  • Chỉ nên hạ huyết áp khoảng 20% khi huyết áp tâm trương trên 140mmHg hoặc huyết áp tâm thu trên 220mmHg;
  • Đối với bệnh nhân nhồi máu não cấp có chỉ định điều trị tiêu sợi huyết: Duy trì huyết áp dưới 180/110mmHg.

4. Giải pháp dinh dưỡng giúp khỏi đột quỵ (Stroke)

Dinh dưỡng là nghiên cứu về cách thức thực phẩm và đồ uống ảnh hưởng đến cơ thể chúng ta, đặc biệt là các chất dinh dưỡng thiết yếu cần thiết để hỗ trợ sức khỏe con người. Các nhà dinh dưỡng học sử dụng các ý tưởng từ sinh học phân tử, hóa sinh và di truyền học để hiểu cách các chất dinh dưỡng ảnh hưởng đến cơ thể con người.

Bị đột quỵ, cấp cứu và điều trị thế nào?

Cố vấn sức khỏe gia đình gợi ý cho bạn một số dinh dưỡng bên dưới để hỗ trợ cho bạn cách điều trị đau lưng (back pain) hiệu quả
  • Double X (bổ sung 12 vitamin, 10 khoáng chất và nhiều dưỡng chất thực vật từ 22 loại trái cây, rau củ): 1 combo/2 lần/ngày
  • Protein thực vật (Cung cấp 1 lượng cân bằng 9 axit amin thiết yếu): 1 muỗng, 3 lần/ngày
  • Omega 3 (Các axit béo cần thiết cho sức khỏe mà cơ thể không sản xuất được, được gọi là các axit thiết yếu. Tăng sản xuất và hoạt động của Prostaglandin chống viêm. Có thể giúp cho việc giảm các triệu chứng liên quan đến viêm khớp): 2 viên/3 lần/ngày
  • B-Complex (Quan trọng cho chức năng lưu thông máu và làm hạ huyết áp, B6 - giảm hàm lượng nước trong mô để làm giảm áp lực trên hệ thống tim mạch. Cải thiện sự chuyển hóa của glucose): 2 viên/3 lần/ngày
  • Canxi & Magie (Ngăn ngừa mất xương. Canxi là một loại  an thần tốt nhất. Cùng với magie giúp  giảm lo lắng, căng thẳng, co thắt cơ bắp, tật máy cơ): 1 viên/3 lần/ngày
  • Vitamin E (Chống oxy hóa hiệu quả để cải thiện tuần hoàn và làm loãng máu giảm nguy cơ tạo cục máu đông): 2 viên/3 lần/ngày
  • Vitamin C (cải thiện chức năng tuyến thượng thận, giảm xu hướng tạo cục máu đông): 3 viên, 3 lần/ngày
  • Coenzyme Q10 (cải thiện oxy cơ tim và có thể giúp ngăn ngừa cơn đau tim, làm giảm mức triglyceride trong máu): 2 viên, 3 lần/ngày
* Đặc biết lưu ý: Nhớ uống nước nhiều, 1 ngày ít nhất 2 lít nước.
* Ghi chú: Trên đây là những gợi ý chung về dinh dưỡng có thể hỗ trợ bệnh tim mạch. Để được phát đồ hỗ trợ điều trị tốt nhất bệnh tim mạch của bạn hãy liên hệ trực tiếp với Chuyên gia dinh dưỡng của Chúng tôi để được tư vấn miễn phí.
* Bạn cần hỗ trợ tư vấn thêm hãy kết nối Zalo hoặc gọi hotline bên dưới bài viết này.

Theo dõi kênh Podcast Cô Vấn Sức Khỏe Gia Đình để nhận được thông tin sức khỏe mới nhất

COMMENTS

Được tài trợ

Tên

Bai-tap-suc-khoe,3,Benh-cham,1,Benh-gi-Uong-gi,25,Benh-huyet-ap,1,Benh-huyet-trang,1,Benh-phu-nu,1,Benh-tieu-duong,2,Benh-tim-mach,2,cam-cum,1,cam-lanh,1,Cholesterol,1,Dau-dau,1,Dau-lung,1,Dinh-duong-phong-covid,3,Dot-quy,1,Ezecma,1,Gan,3,Gan-nhiem-mo,2,Gerson,1,Hieu-ve-co-the-nguoi,7,Hieu-ve-dinh-duong,8,Huyet-ap,1,Kien-thuc-suc-khoe,1,Mat,2,Nhan-chung,3,Noi-tang,5,Protein,3,San-cho,1,Thai-doc-cafe,1,Thai-doc-dai-trang,1,Thoai-hoa-khop-hang,1,Tips-suc-khoe,11,Toa-dinh-duong,3,Tuyen-tien-liet,1,Vitamin-Khoang-Chat,4,Xuong-khop,2,
ltr
item
Cố vấn Sức Khỏe Gia Đình | Hãy trở thành bác sĩ chính mình đễ có thể tự mình bảo vệ sức khỏe: Bị đột quỵ, cấp cứu và điều trị thế nào?
Bị đột quỵ, cấp cứu và điều trị thế nào?
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEhP_m-xKafRtaSp507-SOInkv-RH-fBudPff5HIRr8fQ4HwLK3ExA_pBz7-o7llDOdqvVvXKurZ83H1KqyuhIjz5t8O9IUu5G4x2R2ZHiQCX5-0oZBkxhw4wVdhQYIAxj2fPZFqEM5lxgVLhK7XGbcYmLB6NLruuAl06Kf2pKT3EYJNokuxj0GUMvgnLA/w640-h320/DotQuy-NhatBiet-CachDieuTri-CoVanSucKhoeGiaDinh.png
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEhP_m-xKafRtaSp507-SOInkv-RH-fBudPff5HIRr8fQ4HwLK3ExA_pBz7-o7llDOdqvVvXKurZ83H1KqyuhIjz5t8O9IUu5G4x2R2ZHiQCX5-0oZBkxhw4wVdhQYIAxj2fPZFqEM5lxgVLhK7XGbcYmLB6NLruuAl06Kf2pKT3EYJNokuxj0GUMvgnLA/s72-w640-c-h320/DotQuy-NhatBiet-CachDieuTri-CoVanSucKhoeGiaDinh.png
Cố vấn Sức Khỏe Gia Đình | Hãy trở thành bác sĩ chính mình đễ có thể tự mình bảo vệ sức khỏe
https://cvskgd.affimart.com/2022/07/bi-dot-quy-cap-cuu-va-dieu-tri-the-nao.html
https://cvskgd.affimart.com/
https://cvskgd.affimart.com/
https://cvskgd.affimart.com/2022/07/bi-dot-quy-cap-cuu-va-dieu-tri-the-nao.html
true
4678020682922999539
UTF-8
Loaded All Posts Not found any posts VIEW ALL Xem thêm Reply Cancel reply Delete By Home PAGES POSTS View All BÀI VIẾT LIÊN QUAN LABEL ARCHIVE TÌM MÓN ĂN ALL POSTS Not found any post match with your request Back Home Sunday Monday Tuesday Wednesday Thursday Friday Saturday Sun Mon Tue Wed Thu Fri Sat January February March April May June July August September October November December Jan Feb Mar Apr May Jun Jul Aug Sep Oct Nov Dec just now 1 minute ago $$1$$ minutes ago 1 hour ago $$1$$ hours ago Yesterday $$1$$ days ago $$1$$ weeks ago more than 5 weeks ago Followers Follow THIS PREMIUM CONTENT IS LOCKED STEP 1: Share to a social network STEP 2: Click the link on your social network Copy All Code Select All Code All codes were copied to your clipboard Can not copy the codes / texts, please press [CTRL]+[C] (or CMD+C with Mac) to copy Table of Content

Gọi cho Vi